Dự án
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY Ở TẠI TRƯỜNG MẦM NON
Bảng A | Trường UKA Huế
Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong việc đổi mới giáo dục, đặc biệt là ở cấp học mầm non.
Các công cụ ứng dụng AI như Canva, Copilot, Adobe, Clipchamp, Gamma app, Wordwall, ... đã cung cấp các phương pháp giảng dạy sáng tạo, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. Việc ứng dụng AI không chỉ giúp tăng cường khả năng sáng tạo mà còn tối ưu hoá quá trình giảng dạy, phù hợp với đặc thù của giáo dục mầm non.
Chính vì tầm quan trọng và những ưu điểm của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc dạy học cho trẻ ở trường mầm non rất thiết thực nên tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng trí tuệ nhận tạo (AI) trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy tại trường mầm non”, nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy học và kích thích sự chủ động của trẻ.
Xây dựng một số biện pháp úng dụng phần mềm AI vui chơi, học tập cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức “ Học mà chơi, chơi mà học.” Theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, là hoạt động chủ đạo còn giáo viên là người gợi ý hướng dẫn giúp trẻ tìm tòi khám phá, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ tham gia học sử dụng phần mềm AI.
Tính ứng dụng cao: Công nghệ AI giúp tạo ra nội dung học tập phong phú, hấp dẫn và trực quan, đặc biệt là trong việc thiết kế tài liệu học tập sinh động cho trẻ.
Tối ưu hóa thời gian: AI hỗ trợ giáo viên trong các công việc hành chính và sáng tạo nội dung, giúp cho giáo viên có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động tương tác trực tiếp với trẻ.
Nâng cao trải nghiệm học tập: Các ứng dụng như Canva, Wordwall, Clipchamp tạo ra môi trường học tập thú vị, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.